Nghi thức cải táng công giáo có được phép không?

Việc xây dựng và thiết kế mộ đá công giáo luôn cần đến những đơn vị uy tín chuyên nghiệp thực hiện. Nghi thức cải táng Công giáo được tiến hành như thế nào? Cải táng có được cho phép trong Công giáo hay không? Cũng là việc mà rất nhiều gia chủ thắc mắc tìm hiểu trong quá trình đơn vị thực hiện xây dựng và hãy cùng Đá Mỹ Nghệ Ninh Vân Ninh Bình tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.

nghi-thuc-cai-tang-cong-giao
Nghi thức cái táng Công giáo

Cải táng là gì?

Cải táng hay bốc mộ, sang cát là một phong tục lâu đời của người dân Việt Nam. Theo quan niệm xưa, người chết khi nằm dưới âm địa, thân xác bị mục rữa, không tránh khỏi bị vấy bẩn. Do vậy, tục cải táng ra đời như một nghi lễ cuối cùng trong an táng, giúp linh hồn người khuất được siêu thoát.

Thời gian tiến hành cải táng thông thường là 3 năm kể từ ngày chôn cất. Song, vì nhiều trường hợp, thân xác chưa phân hủy hết trong thời hạn 3 năm, hay năm cải táng khắc với năm mất người khuất hoặc năm sinh nam trưởng, việc cải táng sẽ được dời lại khoảng 1-2 năm. Hoặc với những người chết vì bệnh truyền nhiễm, thời điểm được phép cải táng tính từ ngày chôn cất là 5 năm.

nghi-thuc-cai-tang-cong-giao
Cải táng là một phong tục lâu đời giúp linh hồn người chết được siêu thoát

Nghi thức cải táng Công giáo

Thực tế, người Công giáo Việt Nam không có tục bốc mộ, cải táng. Trong quan niệm của người theo đạo Thiên Chúa Giáo, người sau khi chết cần được tôn trọng, bảo toàn về thân xác. Do vậy, tục cải táng được cho là bị nghiêm cấm hoàn toàn trong đạo này.

Để tránh bị “động” bởi các yếu tố ngoại cảnh như mưa, bão, lũ, ngập úng,… mộ của người Công giáo thường được xây dựng kiên cố, đào sâu chôn chặt, theo kiểu mộ “kim tĩnh”.

nghi-thuc-cai-tang-cong-giao
Nghi thức cải táng Công giáo là không được phép

Nghi thức tiến hành an táng Công giáo gồm bao nhiêu bước?

Lễ an táng Công giáo được tiến hành theo 4 nghi thức:

Nghi thức lúc lâm chung

Người theo đạo Công giáo khi lâm chung được thực hiện nghi thức mộc dục. Người mất sẽ được tắm rửa, vệ sinh bằng trà hoặc rượu, thay trang phục thánh, móng tay được cắt bỏ vào gói vào khăn bỏ vào áo quan.

Gia quyến sẽ liên hệ với Cha tại giáo xứ để chọn ngày làm lễ. Chuẩn bị sách kinh, sách hát, di ảnh của người khuất, sắp xếp thời gian, công việc làm lễ để không xảy ra bất cứ sai sót nào.

nghi-thuc-cai-tang-cong-giao
Người quá cố sẽ được tắm rửa lần cuối trước khi an nghỉ

Nghi thức nhập liệm

Nghi thức nhập liệm trong Công giáo không quá phức tạp, không phân biệt giờ lành, ngày xấu mà chủ yếu đọc kinh cầu nguyện, hát thánh ca để linh hồn người mất sớm về với Chúa.

Người mất được Cha vẩy nước thánh, quan tài được đặt chính giữa gian nhà. Đây cũng là lúc người thân mặc áo tang và chuẩn bị bàn thờ.

Nghi thức động quan

Trong nghi thức động quan, gia quyến sẽ thay phiên nhau đọc kinh trước quan tài. Khi hành lễ bế quan, người thân sẽ đặt tiền thưởng lên đầu quan. Tiền thưởng có thể nhiều hoặc ít, tùy vào từng gia đình.

Nghi thức di quan

Di quan là nghi thức cuối trong tang lễ, tiễn đưa người mất đến nơi an nghỉ cuối cùng. Khi di quan cần chào lạy 3 lần, người cầm di ảnh và lư hương hướng mặt vào nhà, cúi chào 3 lần rồi mới bắt đầu đi.

Người cầm lư hương sẽ đi trước, theo sau là di ảnh, quan tài, cuối cùng là người thân, bạn bè, làng xóm. Đây là đoạn tiễn đưa cuối cùng trước khi người mất về nơi an nghỉ.

nghi-thuc-cai-tang-cong-giao
Lễ di quan Công giáo

Những lưu ý khi tham gia, tổ chức tang lễ Công giáo

An táng Công giáo được đánh giá là không cầu kỳ, quá coi trọng việc cúng kiếng. Song, vẫn có một số quy tắc riêng mà người tổ chức hoặc tham gia tang lễ cần nắm rõ:

  • Không khóc lóc, nằm lăn. Trong quan niệm Công giáo, chết không phải là hết. Chết là khởi nguồn cho cuộc sống mới nơi địa đàng. Do vậy, việc khóc lóc, nằm lăn bị hạn chế trong các tang lễ Công giáo. Gia quyến được khuyên nén đau buồn, tập trung đọc kinh cầu nguyện thay vì khóc thương để linh hồn người mất đươc ra đi thanh thản.
  • Không rơi nước mắt khi khâm liệm. Việc khóc trong lễ khâm liệm được coi là cấm kị. Điều này  khiến linh hồn không nỡ rời xa trần thế, vì vậy mà trở thành vong hồn, không được siêu thoát.
  • Không nói chuyện lớn, bật loa đài, hay để chuông điện thoại to, thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất.
  • Mặc trang phục lịch sự phù hợp. Nên sử dụng những bộ trang phục tối màu, đơn giản, tránh những gam màu sặc sỡ, cầu kỳ, gây phản cảm.
  • Người tham dự lễ viếng lạy 2 lạy, vái 2 lạy trước quan tài. Sau khi an táng, lạy 4 lạy, vái 3 vái khi thắp hương.

Như vậy, bài viết đã giải đáp những thắc mắc về nghi thức cải táng Công giáo cùng thủ tục, lưu ý trong tang lễ của Đạo này. Hãy lưu lại để có thêm kiến thức, tránh mắc phải những sai phạm không đáng có nhé. Theo dõi ninhvan.com để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích.